CÓ PHẢI? Bạn đang học chạy quảng cáo Google nhưng gặp nhiều khó khăn vì không có tài liệu hướng dẫn chi tiết? Hay bạn đang kinh doanh Online và muốn tự học chạy Ads để tăng doanh số bán hàng? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách chạy quảng cáo Google Ads một cách hiệu quả nhất, đầy đủ nhất (dành cho cả những người chưa biết gì). Đây là bài viết rất tâm huyết, hướng dẫn từng chi tiết nhỏ nhất mà bạn sẽ không thể gặp ở các bài viết khác. Vì thế hãy đọc cẩn thận và lưu lại các Note để chạy quảng cáo thật hiệu quả bạn nhé!!
Chuẩn bị trước khi chạy quảng cáo Google Ads
Trước khi chạy quảng cáo chúng ta cần chuẩn bị đầy đủ để đảm bảo hoạt động quảng cáo hiệu quả và tối ưu chi phí quảng cáo. Cần xác định mục tiêu, tìm hiểu đối tượng khách hàng, tạo tài khoản, ngân sách quảng cáo, lựa chọn từ khóa và thiết lập liên kết đến trang đích phù hợp.
Xác định mục tiêu quảng cáo
Trước khi bắt đầu chạy quảng cáo, cần xác định rõ mục tiêu quảng cáo của bạn là gì. Bạn muốn quảng cáo đạt được:
Tăng doanh số
Tăng lượng truy cập website,
Tăng nhận diện thương hiệu, v.v.
Việc xác định mục tiêu quảng cáo trước khi chạy Google Ads rất quan trọng vì nó định hướng chiến dịch quảng cáo của bạn và đảm bảo rằng chiến dịch quảng cáo sẽ đạt được kết quả tốt nhất có thể. Khi bạn xác định mục tiêu quảng cáo, bạn có thể quyết định những từ khóa phù hợp, quyết định về nội dung quảng cáo và cách mà quảng cáo sẽ hiển thị cho đúng đối tượng khách hàng tiềm năng.
Xác định mục tiêu quảng cáo trước khi chạy Google Ads, đã nắm được 80% đạt được kết quả tốt nhất khi chạy Quảng Cáo
Tìm hiểu đối tượng khách hàng mục tiêu
Tìm hiểu đối tượng khách hàng trước khi chạy Google Ads là điều quan trọng thứ 2 để đảm bảo rằng chiến dịch của bạn sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất và giúp bạn tiết kiệm ngân sách tiếp thị của mình.
Khi bạn tìm hiểu đối tượng khách hàng, bạn có thể nắm được những thông tin quan trọng như độ tuổi, giới tính, sở thích, nhu cầu, hành vi tìm kiếm và mua sắm của khách hàng tiềm năng. Những thông tin này sẽ giúp bạn chọn những từ khóa phù hợp, hiểu rõ hơn về nội dung quảng cáo và cách mà quảng cáo sẽ hiển thị cho đúng đối tượng khách hàng.
Thiết lập tài khoản Google Ads
Tạo tài khoản Google Ads và thiết lập các thông tin cần thiết bao gồm tên công ty, thông tin thanh toán, ngân sách quảng cáo, v.v.
Trong tài khoản Google Ads, bạn có thể thấy các nhóm bao gồm: chiến dịch (Campaign), nhóm quảng cáo và quảng cáo. Việc tạo các chiến dịch, nhóm quảng cáo và quảng cáo với danh sách từ khóa riêng biệt cho từng sản phẩm sẽ giúp giữ cho quảng cáo liên quan đến nhau. Điều này giúp quảng cáo trở nên tập trung và cụ thể hơn giúp tiếp cận được nhiều người quan tâm đến chính xác những gì doanh nghiệp cung cấp.
Tạo tài khoản Google Ads và thiết lập các thông tin cần thiết bao gồm tên công ty, thông tin thanh toán, ngân sách quảng cáo, v.v.
Thiết lập ngân sách quảng cáo, giá thầu
Xác định ngân sách quảng cáo hàng ngày hoặc hàng tháng để đảm bảo hoạt động quảng cáo liên tục và hiệu quả:
Ngân sách hàng ngày là số tiền mà bạn muốn chi tiêu cho mỗi chiến dịch trong một ngày
Giá thầu là số tiền tối đa mà bạn sẵn sàng chi cho mỗi lần người dùng tìm kiếm và nhấp vào quảng cáo của bạn.
Với việc bắt đầu chạy quảng cáo, doanh nghiệp có thể phân bổ ngân sách tổng thể cho từng chiến dịch một cách công bằng trước khi điều chỉnh chi phí sao cho phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Tuy nhiên, việc đặt ngân sách chiến dịch và giá thầu nên được xác định một cách hợp lý dựa trên mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Xác định ngân sách quảng cáo hàng ngày hoặc hàng tháng để đảm bảo hoạt động quảng cáo liên tục và hiệu quả:
- Ngân sách hàng ngày là số tiền mà bạn muốn chi tiêu cho mỗi chiến dịch trong một ngày
- Giá thầu là số tiền tối đa mà bạn sẵn sàng chi cho mỗi lần người dùng tìm kiếm và nhấp vào quảng cáo của bạn.
Với việc bắt đầu chạy quảng cáo, doanh nghiệp có thể phân bổ ngân sách tổng thể cho từng chiến dịch một cách công bằng trước khi điều chỉnh chi phí sao cho phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Tuy nhiên, việc đặt ngân sách chiến dịch và giá thầu nên được xác định một cách hợp lý dựa trên mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
>>>Tìm hiểu thêm về: Chi phí chạy quảng cáo Google Ads
Lựa chọn từ khóa
Nghiên cứu từ khóa phù hợp với sản phẩm, dịch vụ hoặc nội dung quảng cáo để tăng khả năng xuất hiện trên kết quả tìm kiếm. Mục tiêu của việc chọn từ khóa là giúp doanh nghiệp lựa chọn các từ hoặc cụm từ mà người dùng có thể tìm kiếm trực tuyến liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.
Để thực hiện điều này, Google Ads cung cấp cho người dùng công cụ nghiên cứu từ khóa (Google Keyword Planner) để có thể tìm kiếm các từ khóa phù hợp.
Chuẩn bị nội dung
Google Ads cung cấp nhiều loại nội dung quảng cáo khác nhau, có thể dạng hình ảnh, dạng chữ viết,… giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng một cách chính xác và hấp dẫn nhất. Trong chiến dịch Google Search, văn bản quảng cáo (Text Ads) cần chứa các từ khóa mà khách hàng tiềm năng thường tìm kiếm để đảm bảo nội dung thông điệp phù hợp với mục đích tìm kiếm của họ.
Thiết lập Tracking và Analytic
Mặc dù Google Ads đã tích hợp các báo cáo thống kê cho phép cá nhân và doanh nghiệp phân tích số người nhấp vào quảng cáo nhưng việc tích hợp Google Ads và Google Analytics giúp theo dõi chặt chẽ hơn hành vi người dùng sau khi truy cập vào trang web của bạn.
Ví dụ: Nếu người dùng đến Website của bạn nhưng sau đó nhấp chuột ngay lập tức, quảng cáo của bạn có thể không phù hợp với đúng đối tượng. Hoặc bạn có thể đưa họ đến sai khu vực trên trang web của mình.
Thiết lập liên kết đến trang đích (Landing Page)
Một trang đích (Landing page) là một URL hoặc một trang web, nơi người dùng được “chuyển tiếp” sau khi nhấp vào quảng cáo. Được thiết kế để tập trung vào một mục tiêu cụ thể, trang đích có thể là một trang độc lập, khác với trang web chính của doanh nghiệp. Một trang đích được thiết kế tốt và được tối ưu sẽ giúp chuyển đổi khách truy cập thành khách hàng tiềm năng hoặc thậm chí là khách hàng trung thành.
Xây dựng một trang đích riêng cho từng chiến dịch hoặc sản phẩm/dịch vụ được xem là một lựa chọn hiệu quả. Tương tự như trang web thông thường, các trang đích tạo và lưu trữ thông tin, nội dung. Tuy nhiên, điều khác biệt duy nhất là trang đích có thể nằm độc lập so với website chính của doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp tránh khỏi việc phải thêm hàng chục hoặc hàng trăm trang đích vào website chính của mình.
Cách chạy quảng cáo Google Ads (3 bước đơn giản)
Bước 1: Setup Website trước khi chạy quảng cáo
Đây là bước quan trọng nhất bạn cần chuẩn bị. Để Website đạt hiệu quả tốt nhất trong quảng cáo bạn cần quan tâm đến các yếu tố:
Tốc độ tải trang, giao diện dễ dùng, đẹp mắt và phù hợp với từng loại hình sản phẩm bạn kinh doanh
Có thanh Menu hay điều hướng để giúp khách hàng tìm thông tin, sản phẩm dễ dàng hay chưa?
Kiểm tra nội dung trang đích quảng cáo, trang chủ quảng cáo xem đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng tìm kiếm chưa, hình ảnh đầy đủ và không nên nhiều chữ quá, lời kêu gọi hành động đã có hay chưa…
Phần Contact liên hệ có dễ nhìn và dễ dàng cho khách liên hệ đến chưa, bạn nhớ test thử xem có hoạt động bình thường không thường xuyên nhé.
Cài đặt các công cụ đo lường như Google Tag Manager, Google Analytics, Google Search Console,…
Xem thêm Chạy Google Ads cần lưu ý những gì để tỉ lệ ra đơn cao
Bước 2: Setup chiến dịch quảng cáo
Đầu tiên bạn cần quan tâm đến “từ khóa” (Keyword) đây là các từ khóa mà khách hàng sẽ tìm kiếm và quảng cáo của bạn sẽ hiển thị trước khách hàng.
Bạn cần liệt kê đầy đủ các từ khóa liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Tiếp đó bạn tách nhỏ thành từng nhóm quảng cáo nhỏ hơn. Mỗi nhóm sẽ bao gồm các từ khóa truy vấn tìm kiếm mang nội dung tương tự nhau để sau này theo dõi và tối ưu sao cho hiệu quả nhất.
Đây là bước cực kì quan trọng trong quá trình setup chiến dịch quảng cáo tìm kiếm, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả và tối ưu quảng cáo sau này. Để biết cụ thể hơn về cách tìm từ khóa và chia nhóm, bạn có thể tìm hiểu thêm tại bài viết Cách sử dụng Google Keyword Planner cho người mới bắt đầu của chúng tôi.
Sau khi đã chuẩn bị được 1 list từ khóa và chia nhóm cụ thể cho chúng, cùng với đó là tạo được tài khoản Google Ads sẽ là bước bạn cần tạo 1 chiến dịch để quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ của bạn tới khách hàng nhé.
Bước 1: Truy cập vào đường link https://ads.google.com Sau khi tạo thành công tài khoản mới, bạn sẽ cần bắt đầu tạo chiến dịch để có thể quảng cáo sản phẩm của bạn. Vào tài khoản Ads, Click chọn “Chiến dịch mới”.
Bước 2: Vào tài khoản Ads, Click chọn “Chiến dịch mới”
Bước 3: Của sổ mới hiện ra, ở đây Google sẽ dựa trên mục tiêu của bạn để đưa ra dạng chiến dịch phù hợp. Để tạo chiến dịch Tìm kiếm, bạn có thể chọn các mục tiêu “Doanh số”, “Khách hàng tiềm năng”, “Lưu lượng truy cập” và “Tạo một chiến dịch mà không cần hướng dẫn về mục tiêu”. Ở đây mình chọn mục cuối cùng “Không cần hướng dẫn về mục tiêu”.
Bước 2: Ở đây mình chọn mục cuối cùng “Không cần hướng dẫn về mục tiêu”
Bước 3: Click chọn “Tìm kiếm” -> chọn vào một kết quả bất kì -> Nhập “Tên chiến dịch” -> Click “Tiếp tục”.
Bước 3: Click chọn “Tìm kiếm”
Bước 3: Chọn vào một kết quả bất kì -> Nhập “Tên chiến dịch” -> Click “Tiếp tục”
Bước 4: Cửa sổ mới được load xong sẽ đến mục cài đặt phương thức đặt giá thầu cho chiến dịch. Ở đây bạn chọn “Lượt nhấp” hoặc “Tỷ lệ hiển thị” đều được vì sau này ta sẽ sửa đổi sau khi setup hoàn thành và mình sẽ giải thích lí do sau. -> Click “Tiếp”
Bước 4: Click “Tiếp”
Bước 5: Sang mục “Cài đặt chiến dịch”. Lần lượt các đầu mục:
Chọn mạng quảng cáo: Mình khuyên bạn nên bỏ chọn mục chọn “Mạng hiển thị”, chỉ chọn “Mạng tìm kiếm”. Vì khi chọn mạng hiển thị quảng cáo sẽ chạy cả dưới dạng gần giống như quảng cáo hình ảnh Google Display Network nhưng xấu hơn vì không có hình ảnh, và cũng sẽ chi tiêu cao hơn rất nhiều mong muốn của chúng ta mà không hiệu quả.
Mình khuyên bạn nên bỏ chọn mục chọn “Mạng hiển thị”, chỉ chọn “Mạng tìm kiếm”
Vị trí: Nhập vị trí mong muốn của bạn -> click vào “Tùy chọn vị trí” và chọn “Sự hiện diện”.
Nếu chọn “Sự hiện diện và mối quan tâm” quảng cáo sẽ phân phát đến cả những người sử dụng “quan tâm” đến vị trí của bạn và chi tiêu nhiều hơn bình thường.
Nhập vị trí mong muốn của bạn -> click vào “Tùy chọn vị trí” và chọn “Sự hiện diện”
Ngôn ngữ: Bạn bỏ tiếng Việt đi, quảng cáo sẽ tự động chọn “Tất cả ngôn ngữ” cho bạn.
Quảng cáo sẽ tự động chọn “Tất cả ngôn ngữ” cho bạn
Phần “Phân khúc đối tượng” và “Chế độ cài đặt khác” bạn để nguyên theo mặc định. Hoặc trong chế độ cài đặt khác bạn chọn điều chỉnh lại khung giờ mong muốn quảng cáo tại đây. Để chỉnh kĩ hơn phần này sau này có thể vào cài đặt chiến dịch chỉnh lại cho chi tiết hơn -> Click “Tiếp”.
Phần “Phân khúc đối tượng” và “Chế độ cài đặt khác” bạn để nguyên theo mặc định
Bước 6: Mục “Từ khóa và quảng cáo”. Bạn nhập những từ khóa đã chuẩn bị trước cho chiến dịch của mình vào trong ô “Nhập từ khóa”. Nhớ rằng ta đang nhập bộ từ khóa cho 1 nhóm trong chiến dịch thôi nhé. Sau này khi tạo chiến dịch xong ta sẽ tạo các nhóm từ khóa còn lại sau.
Hướng dẫn cách chạy quảng cáo Google Ads – Cập nhật 2023
Bạn nhập những từ khóa đã chuẩn bị trước cho chiến dịch của mình vào trong ô “Nhập từ khóa”
Phần này bạn chú ý sử dụng các loại đối sánh từ khóa sao cho phù hợp. Nên bao gồm các loại đối sánh “cụm từ” và đối sánh [chính xác] của cùng 1 từ để sau này theo dõi kĩ hơn hiệu quả của từng loại đối sánh.
Tuyệt đối hạn chế sử dụng từ khóa rộng sẽ chi tiêu rất nhiều tiền và đề xuất các từ khóa không liên quan đến mục địch quảng cáo.
Để biết rõ hơn về các loại đối sánh từ khóa này, bạn có thể tham khảo tại bài viết Chạy Google Ads cần lưu ý những gì để tỉ lệ ra đơn cao
Bước 7: Tạo “Mẫu quảng cáo” cho nhóm từ khóa này của bạn.
Bạn nhập lần lượt link web hoặc bài viết muốn quảng cáo vào “URL cuối cùng”. Link này nên liên quan đến nội dung của từ khóa để tăng độ mạnh của quảng cáo hơn.
Bổ sung đầy đủ các “Tiêu đề” và “Nội dung mô tả” cho quảng cáo.
Đồng thời bạn có thể xem mẫu xem trước ở bên cạnh và quan sát độ mạnh của quảng cáo và hướng dẫn để điều chỉnh tăng độ mạnh.
Hướng dẫn cách chạy quảng cáo Google Ads – Cập nhật 2023
Cần phải tạo được mẫu quảng cáo có độ mạnh ở mức “Tốt”
Cần phải tạo được mẫu quảng cáo tìm kiếm thích ứng có độ mạnh ở mức “Tốt” trở lên sau này sẽ ảnh hưởng đến độ cạnh tranh trong xếp hạng của quảng cáo khi đấu thầu cùng 1 lượt tìm kiếm với các đối thủ khác.
Để làm được như vậy, bạn cần lưu ý các ý sau:
Viết tiêu đề nên viết hoa đầu chữ tất cả các từ trong tiêu đề, như vậy sẽ tăng độ thu hút hơn;
Các tiêu đề, mô tả có thể ghim vị trí, bạn nên ghim một số tiêu đề, mô tả chính của mình lên vị trí số 1 để chúng luôn hiển thị nhé. Tuy nhiên tốt nhất bạn chỉ nên ghim 2-3 tiêu đề ở vị trí số 1 thôi, vì có thể ảnh hưởng đến độ mạnh của quảng cáo.
Tạo càng nhiều tiêu đề với độ đa dạng càng lớn càng tốt, sau này quảng cáo sẽ chọn xoay vòng và tìm ra tiêu đề, mô tả hiệu quả nhất để cho hiển thị nhiều hơn. Tối đa là 15 tiêu đề và 4 mô tả. Tất nhiên là bạn điền full nhé.
Nếu bí tiêu đề quá thì có thể lên mạng Search của các đối thủ cùng ngành rồi “học mót” cũng được
Các tiêu đề ở vị trí số 1 nên được liên quan trực tiếp đến từ khóa được chạy trong nhóm, việc này cũng sẽ ảnh hưởng đến độ mạnh quảng cáo và tăng khả năng đáp ứng tìm kiếm của khách hàng hơn.
Tiếp đến là setup phần quảng cáo mở rộng Google Ads. Google sẽ cho bạn các tuỳ chọn về Mở rộng “Liên kết trang web“ và “Các loại thành phần khác“.
Click chọn “Liên kết trang web“ sẽ mở rộng thêm 1 tab mới
Click chọn “Liên kết trang web“ sẽ mở rộng thêm 1 tab mới. Bạn nhập các nội dung mà bạn muốn cùng với link dẫn đến trên trang web của bạn. Google sẽ cho bạn thấy quảng cáo mở rộng sẽ được hiển thị như thế nào. Mình cá là bạn cũng đã có lần được nhìn thấy giao diện này rồi!
Click chọn “Các loại thành phần khác“ bạn sẽ tìm được các mục mở rộng quảng cáo khác cho quảng cáo của mình. Việc của bạn là lựa chọn loại hình mở rộng phù hợp và setup.
Việc setup thêm phần mở rộng cho quảng cáo góp phần làm tăng độ mạnh của quảng cáo, từ đó tăng thứ hạng xếp hạng của quảng cáo trong phiên đấu giá. Ngoài ra cũng cung cấp thêm thông tin cho khách hàng và làm cho quảng cáo của bạn chuyên nghiệp hơn nhiều trong mắt khách hàng, tăng tỷ lệ nhấp vào quảng cáo bạn nhé. Sau đó bạn chọn “Xong” -> “Lưu và tiếp tục”.
Bước 8: Mục cài đặt “Ngân sách”
Ngân sách là mức trung bình chi tiêu mỗi ngày bạn mong muốn. Bạn lựa chọn cho mình một mức ngân sách/ngày phù hợp với khả năng của bản thân. Google sẽ dựa trên mức này để tính tổng ngân sách cả tháng cho chiến dịch này bằng cách lấy ngân sách x 30,4 (là số ngày trung bình trong 1 tháng).
Lưu ý: Sẽ có những ngày chiến dịch chi tiêu nhiều hơn, hoặc ít hơn mức ngân sách ta cài đặt. Nhưng tựu chung lại trong 1 tháng sẽ không lớn hơn mức ngân sách x 30,4 kia
Bạn nhập ngân sách vào rồi click “Tiếp”.
Hướng dẫn cách chạy quảng cáo Google Ads – Cập nhật 2023
Google sẽ tính tổng ngân sách cả tháng cho chiến dịch bằng cách lấy ngân sách x 30,4
Bước 9: Sau đó Google sẽ quét lại một lượt xem cài đặt còn lỗi nào không. Bạn có thể xem lại tổng thể các cài đặt của chiến dịch sau khi Google quét xong.
Khi đã chắc chắn mình đã cài đặt đúng và đầy đủ -> Click “Xuất bản chiến dịch”.
Hướng dẫn cách chạy quảng cáo Google Ads – Cập nhật 2023
Khi đã chắc chắn mình đã cài đặt đúng và đầy đủ -> Click “Xuất bản chiến dịch”.
Bước 10: Bạn sẽ được đẩy sang giao diện chính của Google Ads. Tại đây bạn chọn “Quảng cáo và thành phần” sẽ thấy các quảng cáo đang được xét duyệt và chờ để khởi chạy.
Hướng dẫn cách chạy quảng cáo Google Ads – Cập nhật 2023
Tại đây bạn chọn “Quảng cáo và thành phần”
Hướng dẫn cách chạy quảng cáo Google Ads – Cập nhật 2023
Bạn sẽ thấy các quảng cáo đang được xét duyệt và chờ để khởi chạy
Bước 11: Bạn setup tiếp các nhóm còn lại trong chiến dich đã được bạn chia nhỏ từ trước bằng cách Click lần lượt vào “Chiến dịch” -> “Nhóm quảng cáo” -> Click vào dấu “+”. Sau đó bạn setup tương tự như ở phía trên cho nhóm quảng cáo sau.
Hướng dẫn cách chạy quảng cáo Google Ads – Cập nhật 2023
Click lần lượt vào “Chiến dịch” -> “Nhóm quảng cáo” -> Click vào dấu “+” để setup tiếp các nhóm còn lại
Bước 12: Bước này quan trọng, đó là sẽ chọn lại phương thức đặt giá thầu cho chiến dịch này.
Như ban đầu có nói bạn chọn phương thức “Đặt giá thầu” trong setup ban đầu chỉ để cho qua phần setup, đến đây khi đã setup cơ bản xong, bạn phải chọn lại Phương thức đặt giá thầu cho chiến dịch này.
Bạn vào Cài đặt -> Đặt giá thầu -> Thay đổi chiến lược giá thầu -> Hoặc chọn trực tiếp một chiến lược giá thầu -> Xổ danh sách các phương thức “chiến lược đặt giá thầu”, lần lượt ta sẽ có:
Tối đa hóa số lượt nhấp
Tối đa hóa chuyển đổi (CPA mục tiêu Google Ads)
Tối đa hóa giá trị chuyển đổi (Roas Google Ads)
Tỷ lệ hiển thị mục tiêu
CPC thủ công và CPC nâng cao
Nếu bạn là 1 người có kinh nghiệm cùng nhiều thời gian để chú ý điều chỉnh cho quảng cáo. Bạn nên chọn phương thức CPC thủ công để có thể điều chỉnh cụ thể giá thầu cho từng nhóm quảng cáo dựa trên độ hiệu quả của nhóm quảng cáo đó.
Ngược lại, nếu không có nhiều thời gian và không có hiểu biết nhiều bạn có thể chọn dạng “Tối đa hóa số lượt nhấp”
Tỷ lệ hiển thị mục tiêu sẽ giúp bạn hiển thị các từ khóa trong chiến dich theo tỷ lệ nhất định mà bạn mong muốn, mang hơi hướng quảng bá và nhận diện thương hiệu nhiều hơn.
Các phương thức Tối đa hóa chuyển đổi và Tối đa hóa giá trị chuyển đổi sẽ chỉ phù hợp cho sau này, khi quảng cáo chạy ổn định và đem về hiệu quả nhất định thì mới nên chuyển sang, vì chiến dịch quá mới thì Máy học sẽ chưa có dư liệu để tối ưu và chạy được đâu.
Bước 3: Setup phần đo chuyển đổi để theo dõi hiệu quả chiến dịch
Sau khi đã hoàn thành setup chiến dịch, nạp tiền vào Google Ads là bạn có thể đợi để quảng cáo hiển thị được rồi. Tuy nhiên để theo dõi và tối ưu hiệu quả chiến dịch bạn cần cài đặt chuyển đổi để từ đó theo dõi được từ khoá nào, nhóm nào, xa hơn là chiến dịch nào, đối tượng, vị trí, khung giờ nào hiệu quả để có thể tối ưu cho quảng cáo của mình.
Bạn vào phần “Công cụ và cài đặt“ trên thanh Menu -> chọn “Lượt chuyển đổi“.
Setup phần đo chuyển đổi để theo dõi hiệu quả chiến dịch
Tối ưu và theo dõi quảng cáo Google Ads một cách hiệu quả
Để tối ưu và theo dõi quảng cáo Google Ads một cách hiệu quả, bạn có thể thực hiện các bước sau:
Điều chỉnh ngân sách và lựa chọn từ khóa hiệu quả: Khi bạn điều chỉnh ngân sách, bạn có thể quyết định số tiền mà bạn muốn chi tiêu cho từng mục tiêu quảng cáo, từ đó giúp bạn kiểm soát chi phí tiếp thị của mình và tiết kiệm ngân sách. Nếu chiến dịch của bạn đang chi tiêu quá nhiều và không đạt được kết quả mong đợi, bạn có thể điều chỉnh ngân sách của mình để đảm bảo rằng chiến dịch của bạn đang sử dụng ngân sách một cách hiệu quả nhất.
Theo dõi hiệu quả quảng cáo và đưa ra cải tiến: Khi bạn theo dõi hiệu quả quảng cáo, bạn có thể đo lường các chỉ số quan trọng như tỷ lệ nhấp chuột (CTR), tỷ lệ chuyển đổi, chi phí cho mỗi lần nhấp chuột (CPC) và hơn thế nữa. Từ đó, bạn có thể đánh giá được hiệu quả của chiến dịch quảng cáo của mình và đưa ra cải tiến để tối ưu hóa hiệu quả của chiến dịch.
Tối ưu hóa landing page và nội dung quảng cáo: Khi tối ưu landing page, bạn đảm bảo rằng trang đích của bạn thu hút và hấp dẫn với khách hàng tiềm năng. Trang đích cần phải có thiết kế hấp dẫn, nội dung chất lượng và dễ dàng tìm kiếm. Nếu trang đích nội dung không thu hút và không thuyết phục, khách hàng sẽ không tiếp tục tương tác với trang web của bạn. Điều này có thể dẫn đến việc bạn tiêu tốn ngân sách tiếp thị của mình mà không đạt được kết quả mong đợi.
Sử dụng công cụ Google Analytics để đo lường hiệu quả: Công cụ Google Analytics giúp đo lường hiệu quả của chiến dịch quảng cáo. Từ công cụ chúng ta có thể theo dõi lưu lượng truy cập trang web, tỷ lệ thoát, trang web được xem nhiều nhất và thời gian trên trang để đánh giá hiệu quả chiến dịch.
Tổ chức và theo dõi các chiến dịch quảng cáo: Khi bạn tổ chức các chiến dịch quảng cáo của mình, bạn có thể chia nhỏ chiến dịch thành các nhóm quảng cáo nhỏ hơn và tập trung vào các mục tiêu cụ thể. Điều này giúp bạn quản lý chiến dịch của mình một cách dễ dàng hơn, tối ưu hóa chiến dịch và đạt được kết quả tốt nhất có thể.
Tầm quan trọng của quảng cáo Google Ads với việc kinh doanh
Google Ads là một công cụ rất quan trọng trong kinh doanh hiện nay. Vừa giúp doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động tiếp thị trực tuyến của mình đồng thời tiếp cận được đối tượng khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Quảng cáo Google Ads cho phép bạn hiển thị quảng cáo của mình trên trang kết quả tìm kiếm của Google và trên nhiều nền tảng khác nhau trong mạng lưới quảng cáo của Google. Điều này giúp bạn tiếp cận được đối tượng khách hàng tiềm năng một cách rộng rãi và đa dạng.
Bên cạnh đó, Google Ads còn cho phép bạn tùy chỉnh chiến dịch quảng cáo của mình theo từng mục tiêu cụ thể. Bạn có thể định hướng quảng cáo của mình cho các tìm kiếm từ khoá cụ thể trên Google, đảm bảo rằng quảng cáo của bạn chỉ xuất hiện cho những người tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Bạn có thể chọn từ khóa phù hợp, định hướng đối tượng khách hàng, quyết định về nội dung quảng cáo và đặt giá cho các mục tiêu quảng cáo của mình.
Với Google Ads, bạn còn có thể đo lường và phân tích kết quả quảng cáo của mình để đưa ra quyết định thông minh về chiến lược tiếp thị của mình. Bạn có thể đo lường số lần nhấp chuột vào quảng cáo của mình, số lần hiển thị quảng cáo, tỷ lệ chuyển đổi và nhiều chỉ số khác.
Google Ads cung cấp các công cụ phân tích chi tiết, giúp bạn theo dõi hiệu quả của quảng cáo của mình. Bạn có thể xem số lượng người nhấp vào quảng cáo của mình, tỷ lệ chuyển đổi và nhiều thông tin khác. Bạn có thể thiết lập ngân sách quảng cáo của mình và chỉ trả tiền khi có người nhấp vào quảng cáo của bạn. Điều này có nghĩa là bạn không phải trả tiền cho những người không quan tâm đến sản phẩm của bạn.
Kết luận
Trong bài viết này, mình đã cung cấp cho bạn những kiến thức mới nhất về cách chạy quảng cáo Google Ads một cách hiệu quả. Hy vọng với những chia sẻ kiến thức hữu ích trong bài viết này, bạn có thể tối ưu chi phí quảng cáo và đạt được hiệu quả cao cho chiến dịch quảng cáo của mình trên Google Ads. Chúc bạn thành công trong việc chạy quảng cáo trên Google Ads!